Hiểu sâu thêm một chút về:
Đạo CAO ĐÀI.
Tôn giáo này bắt nguồn từ 1 hoạt động đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn là cầu cơ và giáng bút.
Đạo Cao Đài sơ khai vào những năm 1920 từ các buổi cầu cơ của 1 số công chức người Việt ở Sài Gòn. Từ những đàn cơ này đã hình thành 1 tôn giáo mới với triết lý độc đáo theo thời gian chính thức hợp nhất công khai vào năm Bính dần 1926.
Đạo Cao Đài không có một giáo chủ bằng xương thịt như nhiều pháp môn khác.
Theo lịch sử của tôn giáo này, đạo Cao Đài lúc khai sinh có 13 tín đồ nhận thông điệp của 1 đấng tối cao là “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát”. Theo đó, đấng tối cao này sẽ thông qua cơ bút (cầu cơ và giáng bút) để hướng dẫn tín đồ phát triển đạo Cao Đài trong những ngày đầu thành lập.
Cụm từ danh xưng “Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát” thể hiện sứ mệnh của đạo Cao Đài là tập hợp Tam Giáo (trở về nguồn gốc chỉ có một tôn giáo):
- Cao Đài là đại diện cho Nho giáo.
-Tiên ông là đại diện cho Lão giáo.
- Đại bồ tát Ma ha tát là đại diện cho Phật giáo.
Đấng tối cao này của đạo Cao Đài còn được gọi là “Ngọc Hoàng Thượng Đế” hay “Đức Chí Tôn”.
Tín đồ của đạo Cao Đài tin rằng “Ngọc Hoàng Thượng Đế” là người tạo ra vũ trụ, loài người và các tôn giáo.
Vì vậy, sứ mệnh của Cao Đài ngoài đưa 3 tôn giáo trở về 1 gốc với danh xưng ban đầu "Tam giáo Quy nguyên" nhưng theo thời gian đầy đủ hơn phải gọi "là Ngũ chi hiệp nhất" (5 đạo lớn thành 1):
-Phật Đạo (đại diện là đức Phật Thích Ca),
-Tiên đạo (đại diện là Lý Bạch).
-Thánh đạo (đại diện là Jesus Christ).
-Thần đạo (đại diện là Khương Tử Nha)
- Nhơn đạo (bao gồm bảy cái ngai sơn son thếp vàng đặt trong nơi cử hành nghi lễ ở Tòa Thánh Tây Ninh – còn gọi là Cửu Trùng Đài – dành cho bảy chức sắc cao cấp của đài này).
Những nhân vật được đạo Cao Đài thờ phượng và 7 cái ngai ở Cửu Trùng Đài trong tranh thờ Thiên Nhãn của đạo này thể hiện tính mở, hòa hợp nhiều tôn giáo với sứ mệnh. “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.
có nghĩa là Nền đạo lớn cứu khổ lần thứ Ba.
Chính vì sứ mệnh trên mà đạo Cao Đài nhận mình là đạo cứu rỗi loài người lần thứ 3. Ta dễ thấy dòng chữ “Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ” được đặt trang trọng trước cửa chính vào Tòa Thánh Tây Ninh, hay ở bất kỳ thánh thất nào của đạo này.
Chữ Kỳ ở đây được hiểu là 1 lượt hoặc 1 thời kỳ hoặc là 1 giai đoạn.(chứ không phải Tam kỳ là Nam kỳ, trung kỳ, Bắc kỳ trong thời Pháp thuộc trùng hợp lúc mở đạo).
Kỳ phổ độ thứ 3 (hay là lần phổ độ thứ 3) này xuất phát từ niềm tin “Ngọc Hoàng Thượng Đế” đã tạo ra ba kỳ cứu rỗi loài người.
Hai kỳ trước “Đức Chí Tôn” đã cho sự xuất hiện của những nhân vật đại diện:
- Nhơn Đạo là Văn Tuyên Đế Quân rồi đến Khổng Tử;
-Tiên Đạo là Hồng Quân Lão Tổ rồi đến Lão Tử.
- Phật Đạo là Nhiên Đăng Cổ Phật rồi đến Thích Ca.
Nhưng đến thời kỳ thứ 3 thì thì không những 3 tôn giáo mà tới 5 nguồn đạo sẽ trở lại nguồn gốc là 1 đạo duy nhất là đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài là 1 tôn giáo có hệ thống giáo lý bài bản, quy định chặt chẽ, tổ chức phức tạp, các nơi thờ tự thánh thất có chức sắc, chức việc và bao quanh nơi thờ tự là Họ đạo cơ sở, bao gồm những nghi lễ cầu kỳ, thần bí, nhuốm màu Đạo giáo.
Một số tín đồ nổi tiếng truyền thừa đạo nổi bật như :
- Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.
- Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.
- Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo tối cao của đạo Cao Đài từ 1934 đến 1959.
- Cao Hoài Sang, chức phẩm Thượng Sanh. Lãnh đạo tôn giáo Cao Đài từ năm 1959 đến năm 1971. Là người có công san định và thống nhất các bài bản nhạc lễ Cao Đài đến chỗ hoàn thiện nhất.
- Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư - cầm giềng mối đạo Cao Đài. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập Ban Chỉnh Đạo, sau này gọi là Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, được đại hội vạn linh công cử lên phẩm Giáo tông.
- Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, sáng lập hệ phái Minh Chơn Đạo, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
- Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).
- Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.
- Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chánh vị đầu tiên, Chưởng quản Cửu Trùng Đài nữ phái, tác giả quyển "Đạo sử".
- Lê Văn Hoạch, phẩm vị Bảo Sanh Quân Tòa Thánh Tây Ninh, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 9 năm 1947.(nội bộ).
- Nguyễn Văn Lộc, phẩm vị Bảo Học Quân Tòa Thánh Tây Ninh.
- Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên Thiên, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965.
- Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư hệ phái Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983)...v.v.......
sưu tầm Tư liệu tham khảo.