Cùng nhau tìm hiểu:
Địa danh Đại động TÀ LƠN nằm ở đâu và có liên quan gì đến pháp môn người cư sĩ Di đà..?
Trước hết sơ lược vài nét về núi Tà lơn.
Núi Tà Lơn là tên do người Việt đặt địa danh để gọi, nằm trịch về phía bên Miên ( giống như Bạch vân động cùng nằm trong dãy núi minh đạm như Phật động Huỳnh hổ nhưng về phía bên phước Hải gần hơn Long Hải), người Miên gọi là Bokor - tức là con bò cách Thị xã Kompot khoảng 10 Km về hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m, vào mùa mưa đầy sương mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn thấy núi Bokor giống như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ trắng xóa. Núi Tà lơn được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh núi rất xa vì xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến nơi.
Từ Thị xã Kompot có hai con đường đi vòng quanh dãy Tà Lơn : Một rẽ bên phải là đường vào hồ Bokor và lên Chùa 500 vị Phật. Sau đó đi lên Trung Toà, Hàm Long, Cán Dù...
Đường thứ hai đi theo hướng về Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 Km rẽ phải vào Núi Năm Thuyền có Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu đài (gồm khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ năm 1920. Nơi này , chính phủ CamPuchia đang cho xây dựng lại Casino rất lớn .Từ Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 Km ta có thể đến được, khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn khi đi hành đạo:
-Điện Minh Châu
-Điện Bình Thiên,
-Điện Bàn Ngự,
-Điện Tứ Giao,
-Điện Lan Thiên,
-Trung tòa...
Trung tòa là nơi quý Chư Tổ của các Huyền môn , các vị giáo chủ, chưởng môn Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi trung tâm để đãnh lễ chính trước khi tu luyện.
Trong " Sấm giảng đời người "của ngài Sư Vãi bán khoai có viết :
" Ngày xưa Phật ở nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi lần về Nam. "
Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ dần chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ cho ta biết sự chuyển động và kết tụ của Hy mã lạp sơn như thế nào?
Về kết cấu Địa chất, khu vực Tà Lơn hàng triệu năm trước còn là biển. Qua những kiến tạo địa chất, được dựng lên thành núi cao đến 1079 m. Bằng chứng thấy rõ ràng nhất là bất cứ ai bước chân đến Tà Lơn đều thấy cát, ở đây là cát biển trinh nguyên.
Thời các vị tiền bối đến đây tu tập , Tà Lơn còn vô cùng hoang sơ, rừng cây rậm rạp, rất nhiều thú dữ.
Trong các động, điện thiên nhiên, có1 nơi trung tâm chính mà dân gian quen gọi là Trung tòa, tín đồ đạo Hòa Hảo thường gọi là Long thuyền, bên pháp môn Cư sĩ Di đà vô vi gọi là Đại động Tà lơn.
Nơi đây là chốn thiên được các đời trước, quý sơ Tổ tìm về đây để hành đạo tu tập gần như là nơi cung kính tôn thờ chung của nhiều giáo phái ra đời của đầu thế kỷ 20.
Đức Lục Tổ Huệ tâm Nhãn hành đạo, gieo duyên nhiều nơi, khi đến Tà lơn tu tập cũng đều về đây đầu tiên ra mắt tấu trình rồi mới đi các cảnh núi để tu luyện, còn Ngài tu ở cảnh nào cụ thể, thì hàng đệ tử trực tiếp chắc chắn cũng rất ít người biết... và đã có bao nhiêu đệ tử của Ngài được Ngài đưa về Tà Lơn hành đạo, ngay cả sau này khi có dịp vấn sự cùng Đức Lục 5 Huệ minh Phất - saigon, Lục 5 cũng chỉ nói: “nên biết Đại động Tà lơn để có dịp về hành đạo đãnh lễ là đủ rồi”.
Vì vậy lớp kế thừa người cư sĩ Di đà vô vi hạnh duyên về Đại động Tà lơn đốt nén nhang tri ân Tiền nhân như chút lòng thành xin Tiền nhân hoan hỉ chứng minh, nhớ về gốc Tổ là quý rồi.
Sau khi đắc quả đức Lục Tổ hạ sơn mở giáo phái phổ cập đại chúng thích nghi cùng thời đại và tìm về Phật động Huỳnh hổ làm nơi an ngự mở mang lưu truyền đạo pháp trường tồn và Phật động Huỳnh hổ là cái nôi cội nguồn duy nhất của người cư sĩ Di đà vô vi.
Giờ đây Trung Tòa gần như là 1 điểm tham quan du lịch tâm linh, phần đông tín chúng về đây chủ yếu là hành hương xin lộc, và đan xen vào đó là 1 số môn đồ lặn lội về đất Tổ mang nhiều tâm tư để đốt nén nhang chiêm nghiệm sự huyền dịu, nhớ lại Tiền nhân, nhớ lại nguồn gốc ngày xưa mà một thời Tiền nhân đã lưu lại dấu chân tìm đường khai thông trí huệ để mở đạo mầu.
Hiện tại hành đạo thường xuyên nơi đây chủ yếu là các tín đồ Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa, tu nhân học Phật.
Người trong Huynh đệ